Tại sao Việt Nam phải đối mặt với cuộc chiến cam go chống rác thải nhựa?

Thứ Bảy, 17/05/2025

10:59 pm(VN)

-

1:59 am(AU)

dropdown weather

Đang hiển thị

Thành phố khác

Rao vặt
VN EN

Tại sao Việt Nam phải đối mặt với cuộc chiến cam go chống rác thải nhựa?

30/11/2023

Trang tiếng Anh của tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong) đăng bài cho rằng Việt Nam ưu tiên xử lý rác thải nhựa, nhưng các chính sách xanh vẫn chưa thể thực thi. Cần có thêm các chính sách khuyến khích, thay vì chỉ đơn thuần là xử phạt, cũng như tăng cường hợp tác trong ASEAN về vấn đề này.


Việt Nam đang “chật vật” với cuộc khủng hoảng rác thải nhựa nghiêm trọng. Mỗi năm, Việt Nam thải ra 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, khoảng 1/3 số rác này trôi ra đại dương. Con số này tương đương 6% ô nhiễm rác thải nhựa trên biển trên toàn cầu và khiến Việt Nam trở thành nước xả rác lớn thứ tư thế giới. Điều này không chỉ làm trầm trọng thêm những thách thức về môi trường của Việt Nam mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Việt Nam sau khi đưa ra những cam kết về phát triển bền vững và chuyển đổi xanh.


Vấn đề rác thải nhựa ở Việt Nam cần được xử lý theo 3 nguồn phát thải chính: sản xuất công nghiệp, tiêu dùng hộ gia đình và phế liệu nhựa nhập khẩu. Mỗi nguồn phát thải yêu cầu các giải pháp chính sách riêng và có những khó khăn riêng.


Sau khi Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi có hiệu lực vào năm 2023, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia Đông Nam Á đầu tiên thực thi chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Tuy nhiên, tính thực tiễn của việc thực thi EPR trong khung thời gian hạn hẹp vẫn còn nhiều nghi vấn. Trước tiên, Việt Nam cần phải thay đổi cơ bản trong nhận thức với vai trò là cơ sở sản xuất chi phí thấp với các tiêu chuẩn môi trường lỏng lẻo. Ngoài ra, có vẻ như chính sách EPR của Việt Nam đã có hiệu lực nhưng không được tham vấn đầy đủ với các doanh nghiệp trong phạm vi áp dụng. Thêm vào đó, hạ tầng tái chế ở Việt Nam còn hạn chế, chỉ có khả năng xử lý 1/3 tổng lượng rác thải nhựa.


Việt Nam cũng đối mặt với những thách thực trong việc giải quyết vấn đề tiêu dùng hộ gia đình, đặc biệt là các sản phẩm nhựa sử dụng một lần nhưng chiếm 72% lượng rác thải nhựa của Việt Nam. Nguồn rác thải nhựa lớn thứ ba tại Việt Nam là phế liệu nhập khẩu. Việt Nam vẫn được xếp hạng là nước nhập khẩu phế liệu nhựa lớn thứ 5 thế giới vào cuối năm 2022. Do phế liệu nhập khẩu chiếm tới 25% tổng lượng rác thải nhựa của Việt Nam nên xu hướng này gây thêm áp lực cho các nhà máy tái chế rác, vốn đã quá tải.


Đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan về rác thải nhựa, Việt Nam cần phải thực hiện chiến lược đa diện. Về mặt chính sách, Chính phủ đã thiết lập khung pháp lý chặt chẽ để giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải nhựa. Tuy nhiên, vấn đề thực sự nằm ở việc thực hiện và thực thi các chính sách này. Một thách thức nữa là việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng theo hướng sống thân thiện với môi trường. Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp nghiêm ngặt, bao gồm phạt nặng nếu xả rác và không phân loại rác đúng cách, cũng như đề xuất dịch vụ cộng đồng bắt buộc đối với những người vi phạm.


Các nghiên cứu tại Nhật Bản và Đức đã chỉ ra rằng ngoài các biện pháp xử lý, còn cần các biện pháp khuyến khích. Cụ thể, người tiêu dùng có thể được khuyến khích tái chế chai nhựa nếu được hoàn tiền khi trả lại chai nhựa. Các nhà máy tái chế rác cần dễ tiếp cận hơn ở các địa điểm công cộng. Về lâu dài, bắt buộc phải lồng ghép chính sách “3 R” (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) vào các chuẩn mực xã hội. Sự tham gia của khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ trong các lĩnh vực này.


Năm 2021, ASEAN đã đưa ra Kế hoạch hành động khu vực nhằm chống rác thải biển ở các nước ASEAN (2021-2025). Kế hoạch này do Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ PROBLUE tài trợ, bao gồm việc xây dựng một nền tảng khu vực về chính sách EPR. Điều này sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc chống rác thải nhựa. Hơn nữa, thông qua hợp tác với các nước láng giềng, Việt Nam có cơ hội áp dụng các thông lệ tốt như chương trình hoàn trả tiền đặt cọc của Singapore và quan hệ đối tác công tư (PPP) của Thái Lan về quản lý rác thải nhựa. Ngoài ra, hợp tác khu vực có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp các nguồn lực và kiến thức chuyên môn như được thể hiện trong kế hoạch hành động khu vực. Điều này sẽ giúp Việt Nam và Đông Nam Á giải quyết thách thức chung về môi trường./.

 

Thoibaovietuc.com/Nguồn vna

Copyright © 2022 Thời báo Việt Úc. All Rights Reserved

Mail
Zalo
Hotline

Hotline

SMS

Zalo Chat

Fanpage