Tại sao các doanh nghiệp Mỹ không thể từ bỏ thị trường Trung Quốc?

Thứ Sáu, 16/05/2025

6:07 pm(VN)

-

9:07 pm(AU)

dropdown weather

Đang hiển thị

Thành phố khác

Rao vặt
VN EN

Tại sao các doanh nghiệp Mỹ không thể từ bỏ thị trường Trung Quốc?

08/11/2023

Mỹ đã cử “phái đoàn lớn nhất từ trước đến nay” tới dự Hội chợ Quốc tế Nhập khẩu Trung Quốc lần thứ 6 (CIIE 6) tại Thượng Hải với 20 thống đốc bang và các đại diện ngành công nghiệp Mỹ để “khám phá các cơ hội thương mại”. Đoàn Mỹ tham dự CIIE 6 bất chấp những bất ổn trong quan hệ giữa hai cường quốc và ý định của một số chính trị gia nhằm thúc đẩy cái gọi là “chia tách” hoặc “giảm rủi ro” với mục đích tạo ra những rào cản giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều này cho thấy cơ hội mà Trung Quốc mang lại là quá lớn và có ý nghĩa quan trọng trên phạm vi toàn cầu, khiến những người làm ăn kinh doanh nghiêm túc không thể bỏ qua.


Trong con mắt của giới kinh doanh Mỹ, theo mô hình tổng bằng 0, hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc được đánh giá là “lỗ ròng” đối với Mỹ, tạo ra câu chuyện sai lệch rằng thương mại với Trung Quốc bằng cách nào đó phải trả giá bằng lợi ích quốc gia và sự thống trị địa chính trị của Mỹ. Theo tư duy này, Mỹ đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để thử nghiệm và khuyến khích sự dịch chuyển chuỗi cung ứng quốc tế, coi các quốc gia khác là những lựa chọn thay thế, chẳng hạn như Ấn Độ và Việt Nam, đồng thời đặt các rào cản kiểm soát xuất khẩu cao hơn bao giờ hết đối với Trung Quốc. Mặc dù vào năm 2023, chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Quốc đã bớt hiếu chiến và đối kháng hơn, nhưng tư duy chính sách đối ngoại cơ bản cho rằng sự hội nhập giữa hai nước là “tồi tệ” vẫn chưa được thử thách một cách thỏa đáng.


Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác. Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp Mỹ, thị trường Trung Quốc không thể thay thế được và bất chấp những câu chuyện tiêu cực do các phương tiện truyền thông chính thống đưa ra, cơ hội vẫn vượt xa rủi ro. Xét cho cùng, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu dùng lớn nhất và sinh lợi nhất trên thế giới xét theo dân số và mức độ phát triển. Trung Quốc đã khẳng định vững chắc vị thế của mình với tư cách là trung tâm của các doanh nghiệp toàn cầu, thông qua năng lực công nghiệp, hậu cần và thương mại vượt xa mọi quốc gia khác.


Những cơ hội mà Trung Quốc mang lại cho Mỹ không chỉ về hàng hóa hữu hình mà còn về sản phẩm và dịch vụ. Lấy ví dụ, đối với McDonalds và KFC - các thương hiệu biểu tượng của Mỹ trên toàn thế giới, với lần lượt hơn 5.000 (McDonalds) và 9.000 (KFC) nhà hàng ở Trung Quốc, số tiền hai công ty này kiếm được ở Trung Quốc còn nhiều hơn ở Mỹ. Ý tưởng cho rằng các doanh nghiệp Mỹ không nên đầu tư hoặc hoạt động ở Trung Quốc là nhằm cản trở các doanh nghiệp tiếp cận những nguồn doanh thu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không thực sự bảo vệ lợi ích của Mỹ, mà đúng hơn nó giống như việc “tự lấy đá ghè chân mình”. Mọi người đều thừa nhận rằng nếu bạn không có mặt ở Trung Quốc, về cơ bản cũng giống như bạn không tham gia vào cuộc chơi.


Trên thực tế, các doanh nghiệp, giám đốc điều hành và chính trị gia cấp cơ sở của Mỹ hiểu rõ điều này. Nguyên nhân vì họ phải ưu tiên lợi ích thực sự của người dân Mỹ, không phải tư duy xa cách, diễn kịch, văn vở của giới tinh hoa Mỹ vẫn thường không hòa hợp với thế giới và bị mắc kẹt trong ảo tưởng của những lời hùng biện tự đề cao bản thân. Nếu nông dân Mỹ không thể bán hàng sang Trung Quốc thì sản phẩm của họ có thể đi đâu khác? Không có gì ngạc nhiên khi các doanh nhân là những người phản đối mạnh mẽ nhất các chính sách đối kháng với Trung Quốc. Nhiều CEO Mỹ phản đối các mức thuế thời Trump vốn từng góp phần làm gia tăng lạm phát, trong khi các ngành công nghiệp đang phải đấu tranh quyết liệt chống lại các biện pháp hạn chế đầu tư được đề xuất. Ngay cả các biện pháp có mục tiêu trong lĩnh vực công nghệ như các biện pháp nhắm vào Nvidia, cũng có thể gây ra khoản lỗ hàng tỷ USD. Tại sao? Bởi vì kinh doanh với Trung Quốc rất quan trọng.


Trong tương lai, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ có thể được cải thiện nếu người Mỹ có được thông tin rõ ràng hơn rằng quan hệ kinh tế toàn diện với Trung Quốc không phải là “thất bại” mà là một chiến thắng cho các doanh nghiệp Mỹ, thị trường việc làm và danh tiếng của Mỹ với tư cách là nước dẫn đầu toàn cầu về kinh doanh và thương mại. Việc hai nước tiếp tục trong tình trạng đối kháng, căng thẳng và chiến tranh kinh tế không chỉ gây tổn thất cho cả hai bên mà cho cả thế giới. Đây là nguyên nhân cần phải đầu tư nhiều nỗ lực hơn nữa vào việc cải thiện quan hệ song phương và tránh xa xung đột địa chính trị. CIIE tại Thượng Hải đóng vai trò như một biểu tượng cho thấy “Giấc mơ Trung Hoa” đối với các doanh nghiệp Mỹ vẫn còn tồn tại. Cho dù truyền thông có thể dựng chuyện đến mức nào, quy mô của Trung Quốc, những cơ hội và thành công của Trung Quốc sẽ tiếp tục có tiếng vang lớn hơn, đó là lý do tại sao giới kinh doanh Mỹ sẽ không bao giờ từ bỏ./.

 

Thoibaovietuc.com/Nguồn khmertimeskh.com, globaltimes.cn

Copyright © 2022 Thời báo Việt Úc. All Rights Reserved

Mail
Zalo
Hotline

Hotline

SMS

Zalo Chat

Fanpage