Lạm phát ở Australia tăng cao, trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ Sáu, 16/05/2025

2:58 pm(VN)

-

5:58 pm(AU)

dropdown weather

Đang hiển thị

Thành phố khác

Rao vặt
VN EN

Lạm phát ở Australia tăng cao, trách nhiệm thuộc về ai?

29/03/2023

Theo trang mạng “news.com.au” ngày 26/3, tại Australia vẫn đang diễn ra các cuộc tranh luận sôi nổi liên quan đến việc ai phải chịu trách nhiệm trong việc để lạm phát của nước này vượt ra khỏi tầm kiểm soát, tăng lên mức cao kỷ lục trong hơn 30 năm.

 

Mặc dù cuộc tranh luận dai dẳng này khó có thể đi đến kết luận cuối cùng trong thời gian tới, ít nhất chúng ta có thể xem xét tổng thể một số dữ liệu liên quan đến áp lực lạm phát và có thể xác định cần phải điều chỉnh những phạm vi trách nhiệm nào.

 

Có nhiều yếu tố dẫn tới thúc đẩy lạm phát, song xét về những hình thức khác nhau, có thể liệt kê 3 yếu tố là: chinh sách kích thích kinh tế quá mức của chính phủ, việc thắt chặt chính sách tiền tệ và sự thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân.

 

Đương nhiên, có những yếu tố khác góp phần nào đó vào lạm phát, chẳng hạn như các vấn đề chuỗi cung ứng và cuộc chiến ở Ukraine, nhưng trọng tâm ở đây là các yếu tố mà Australia có thể tránh được hoặc điều chỉnh được. Tuy nhiên, trước khi chúng ta tìm hiểu những yếu tố trên, hãy dành chút thời gian xem xét lạm phát của Australia hiện đang ở đâu trong cả một quá trình dài. Theo dữ liệu Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng quý được công bố gần nhất (quý IV/2022), lạm phát của Australia đã tăng lên 7,8%, mức cao nhất trong 32 năm qua.

 

* Thực tế trái ngược

 

Kể từ khi Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA, ngân hàng trung ương) bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 5/2022, ngân hàng trên ngày càng trở thành mục tiêu chú ý của công chúng, truyền thông và các chính trị gia vì họ chưa thể kiềm chế lạm phát một cách hợp lý. Mặc dù nhiều hay ít đã mắc những sai lầm tương tự như nhiều quan chức ngân hàng trung ương khác trên thế giới, thất bại của Thống đốc RBA Philip Lowe được cho là đặc biệt nghiêm trọng, có khả năng dẫn đến việc ông không được tái bổ nhiệm cho nhiệm kỳ thứ hai.

 

RBA đã bơm hàng tỷ AUD mỗi năm vào “két sắt” của các hộ gia đình đang vay thế chấp thông qua chính sách giảm tỷ lệ tiền mặt xuống còn 0,1% và tạo điều kiện để hàng trăm nghìn người vay mua nhà được hưởng mức lãi suất cố định dưới 2%. Với mức lãi suất thấp, ngày nhiều người tái thế chấp nhằm tranh thủ huy động thêm vốn để làm nhiều thứ khác, từ cải tạo nhà cửa cho đến đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác.

 

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Australia, xuất hiện nhiều lo ngại cho rằng ngành bán lẻ hoàn toàn có thể bị sụp đổ khi chịu đòn giáng mạnh bởi lệnh phong tỏa và việc người tiêu dùng cắt giảm các hoạt động mua sắm. Tuy nhiên, những gì diễn ra những tháng sau đó cho thấy một thực tế hoàn toàn trái ngược. Doanh số bán lẻ tính đến tháng 7/2022 đã tăng vọt 11%, cao hơn cả trước thời kỳ đại dịch. Nói một cách dễ hiểu, trong 12 tháng trước khi đại dịch bùng phát, doanh số bán lẻ chỉ tăng 1,9% so với ngưỡng cơ sở được điều chỉnh theo mùa.

 

Doanh số bán lẻ hiện nay đang cao hơn 26,3% so với mức trước đại dịch. Mặc dù doanh số bán lẻ hiện tại chưa được điều chỉnh theo lạm phát và được thúc đẩy bởi giá các mặt hàng tăng cao, song con số trên vẫn vượt xa doanh số có thể đạt được nếu tính theo đà tăng trưởng trước đại dịch.

 

* Trách nhiệm của Chính phủ

 

Trong nhiều năm tới, các cuộc tranh luận sôi nổi về chính sách hỗ trợ kinh tế mà Chính phủ Thủ tướng Scott Morrison trước đây ban hành vẫn tiếp tục diễn ra, đồng thời tác động của các chính sách này vẫn còn nhiều ảnh hưởng.

 

Trong giai đoạn đại dịch, Chính phủ Australia (khi đó do Liên đảng của Thủ tướng Scott Morrison lãnh đạo) đã cam kết gói hỗ trợ tổng trị giá lên tới 506 tỷ AUD, tương đương 25,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong đó 257 tỷ AUD, tương đương 13% GDP, dành cho hỗ trợ kinh tế trực tiếp. Tuy nhiên, gói hỗ trợ lớn này khá giống với mức chi tiêu của chính phủ trong các cuộc chiến tranh thế giới trước đây vì đã tiêu tốn một phần GDP.

 

Nhìn vào dữ liệu lạm phát hàng tháng mới nhất, có thể thấy một trong những yếu tố góp phần lớn nhất vào lạm phát thông thường (Headline Inflation) là chi phí mua nhà mới. Hiện tại, mức tăng chi phí mua một ngôi nhà mới hàng năm là 14,7%.

 

Khi xem xét dữ liệu phê duyệt nhà ở của Cơ quan Thống kê Australia (ABS), mọi người sẽ hiểu rất rõ lý do tại sao. Từ tháng 1/2020 đến đỉnh điểm là vào tháng 3/2021, số lượng nhà được cấp phép xây dựng mỗi tháng tăng vọt 73%.

 

Tác động của các quy định phong tỏa và các vấn đề liên quan nguồn cung nguyên liệu chắc chắn là một yếu tố, nhưng quy mô tổng thể về gia tăng các hoạt động xây dựng nhà ở đã đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy động lực lạm phát.

 

Theo dữ liệu mới nhất từ ABS, số lượng nhà đang trong quá trình thi công mới trên toàn quốc đang tăng cao kỷ lục. Các chương trình kích thích như Home builder đã làm gia tăng nhu cầu về nhà ở, cộng thêm lượng tiền mặt mà chương trình trợ cấp lương JobKeeper hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp, đã tạo ra nhu cầu mua nhà rất lớn trên.

 

* Bức tranh toàn cảnh

 

Cho đến nay, không có nhiều chỉ trích nhằm vào Chính phủ Australia liên quan đến những chính sách được cho là dẫn tới tình trạng lạm phát tăng cao. Một phần có thể là do công chúng coi hành động của Chính phủ đã được cân nhắc và phù hợp. Nhưng để công bằng cho RBA, công chúng nói chung và những người khác đôi khi cũng phải chịu trách nhiệm trong việc thúc đẩy lạm phát tăng cao.

 

Trường hợp của RBA tương tự như Chính phủ liên bang dưới thời Thủ tướng Scott Morrison, họ phải đối mặt với viễn cảnh thiếu chắc chắn và đã tiếp tục mở rộng chính sách của mình.

 

Đối với phần còn lại, chúng ta đã cùng nhau cố gắng thích nghi với một thế giới mới, thế giới đã mang lại những thay đổi cơ bản về phong cách sống và làm việc của chúng ta. Trong đó, chúng ta sống cho hiện tại và không biết chắc vào ngày mai. Vì vậy, trách nhiệm dẫn đến lạm phát thuộc về ai và ở mức độ nào là tùy thuộc vào suy nghĩ mỗi người./.

 

Thoibaovietuc.com/Nguồn news.com.au, TTXVN

Copyright © 2022 Thời báo Việt Úc. All Rights Reserved

Mail
Zalo
Hotline

Hotline

SMS

Zalo Chat

Fanpage