Việt Nam thúc đẩy cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hàng triệu lao động có thể bị lãng quên

Thứ Sáu, 16/05/2025

8:34 pm(VN)

-

11:34 pm(AU)

dropdown weather

Đang hiển thị

Thành phố khác

Rao vặt
VN EN

Việt Nam thúc đẩy cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hàng triệu lao động có thể bị lãng quên

23/12/2023

Theo báo Liên hợp buổi sáng ngày 20/12, Việt Nam đang thúc đẩy chiến lược quốc gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hướng đến phát triển các lĩnh vực kinh tế số, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo… Các lĩnh vực mới nổi tiến vào các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khiến cho các ngành nghề truyền thống thâm dụng lao động như dệt may, quần áo, giày dép, mũ nón… đối diện với những thách thức lớn.

 

Điều này không những đã làm thay đổi kết cấu sản xuất công nghiệp của TP.HCM mà còn khiến cho những công nhân lao động trở thành nhóm bị lãng quên trong sự phát triển của thời đại.


Vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, Việt Nam thực hiện đổi mới và mở cửa, tích cực khuyến khích vốn đầu tư nước ngoài. Sau 10 năm mở cửa kinh tế, cũng chính là khoảng sau năm 1996, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt kỷ lục 10 tỷ USD, trong đó TP.HCM là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất với 2,4 tỷ USD, chiếm 25% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước, với hầu hết dòng vốn đều tập trung vào các ngành nghề thâm dụng lao động như quần áo, giày dép và điện tử. Sự phát triển bùng nổ của các nhà máy đã thu hút một lượng lớn người dân từ khắp nơi trên cả nước đổ về TP.HCM, khiến dân số thành phố tăng mạnh và nhiều vấn đề cũng dần bộc lộ. Giai đoạn 2006-2010, chính quyền thành phố quyết định điều chỉnh kết cấu sản xuất công nghiệp, giảm bớt sự phụ thuộc vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao động và Việt Nam cũng đón nhận quá trình phát triển công nghiệp hóa lần thứ hai.


Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài thứ hai chảy nhiều hơn vào các ngành nghề thâm dụng tri thức như phần mềm, điện tử và công nghệ thông tin… Intel, gã khổng lồ bán dẫn của Mỹ, đã đi đầu trong việc đầu tư xây dựng nhà máy bán dẫn ở Khu công nghệ cao TP.HCM. Các doanh nghiệp công nghệ bắt đầu được coi trọng. Việc bổ sung thêm nhiều ngành nghề và nhà máy khác nhau đã khiến chi phí lao động của TP.HCM tăng cao, thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành dệt may truyền thống như Pungkook chuyển khỏi TP.HCM, đến khu vực ngoại vi có chi phí nhân công tương đối thấp để xây dựng nhà máy. Thị trường lao động dần sụp đổ, tín hiệu cảnh báo không thể xem nhẹ.


Một báo cáo nghiên cứu năm 2020 của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho thấy, các ngành công nghiệp thâm dụng lao động rời khỏi các thành phố chính đã trở thành xu hướng phổ biến. Giai đoạn 2016-2020, số lượng công nhân công nghiệp của TP.HCM bình quân mỗi năm giảm 3,29%, chủ yếu là trong các ngành sản xuất như dệt may và giày dép. Những ngành công nghiệp này dần dịch chuyển sang khu vực Đông Nam bộ và các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, bỏ rơi một nhóm người đã làm việc trong các doanh nghiệp này hàng chục năm, không còn trẻ, thiếu kiến thức và các năng lực khác.


Viện Nghiên cứu công nhân và công đoàn Việt Nam đã dự báo vấn đề này từ 6 năm trước và đưa ra cảnh báo, nhưng lại không nhận được sự coi trọng. Nguyên Viện trưởng Vũ Quang Thọ nhấn mạnh, tín hiệu cảnh báo thị trường lao động dần sụp đổ đã bị bỏ qua. Theo báo cáo khảo sát về lao động của ngành sản xuất được Viện công bố 6 năm trước, thời gian làm việc bình quân trong một công ty của một công nhân chỉ có 6-7 năm, tuổi bình quân của công nhân dao động từ 26-20. Điều này đồng nghĩa với việc hàng chục nghìn công nhân có thể sẽ thất nghiệp khi họ ở độ tuổi 40. Nếu chính phủ không can thiệp thì họ có thể sẽ thất nghiệp vĩnh viễn./.

 

Thoibaovietuc.com/Nguồn vnanet.vn

Copyright © 2022 Thời báo Việt Úc. All Rights Reserved

Mail
Zalo
Hotline

Hotline

SMS

Zalo Chat

Fanpage