Việt Nam tận dụng công nghệ để giảm đói nghèo

Thứ Bảy, 17/05/2025

2:02 am(VN)

-

5:02 am(AU)

dropdown weather

Đang hiển thị

Thành phố khác

Rao vặt
VN EN

Việt Nam tận dụng công nghệ để giảm đói nghèo

29/01/2024

Theo trang borgenproject.org (Mỹ), từ năm 2021, thông qua cải cách, đổi mới và coi công nghệ làm trụ cột then chốt, Việt Nam đã thành công trong việc giảm tỷ lệ “nghèo cùng cực” từ 49% xuống còn 4% theo Chỉ số nghèo đa chiều (MPI). Có được thành công này là nhờ một số cách thức Việt Nam dựa vào thế giới hiện đại để giải quyết vấn đề nghèo đói.


Hỗ trợ doanh nhân: Bất chấp những bước tiến lớn, tình trạng nghèo đói vẫn tác động mạnh đến những đối tượng thuộc các nhóm “Dân tộc thiểu số” ở Việt Nam. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), một cơ quan của Liên hợp quốc chuyên hỗ trợ các quốc gia chống đói nghèo, đã khởi xướng dự án mang tên Sáng kiến 4M (Meet, Match, Mentor, Move – Gặp Gỡ, Kết nối, Đồng hành và Phát triển) để giúp các nữ doanh nhân là người dân tộc thiểu số Việt Nam mở rộng kinh doanh thông qua việc kết hợp với các đối tác thương mại điện tử. Sáng kiến này đã mang lại kết quả tích cực, với khoảng 100 hợp tác xã có doanh thu tăng tối thiểu 30%, mang lại lợi ích cho hơn 13.000 phụ nữ.


Đặt cược vào sản xuất: Việt Nam dù có tỷ lệ dân số thành thị tương đối thấp (38% tính đến năm 2021), nhưng đã đạt được thành tích ấn tượng trong việc áp dụng công nghệ với tỷ lệ sử dụng Internet là 70,3%. Những bước tiến này phù hợp với mục tiêu theo đuổi “Cách mạng công nghiệp 4.0” của Việt Nam, được thúc đẩy nhờ việc tiếp nhận công nghệ hiện đại và tiềm năng lợi ích kinh tế. Các chính sách chiến lược và ưu đãi thuế đã đưa Việt Nam trở thành trung tâm khu vực về công nghệ và sản xuất chất bán dẫn. Một số tập đoàn lớn trên toàn cầu đã chuyển cơ sở sản xuất đến Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP. Với GDP ngày càng tăng, mức sống ngày càng nâng cao và người lao động đang có được công việc có năng suất cao hơn, dẫn đến mức thu nhập cũng được cải thiện.


Phát triển hạ tầng: Về nông nghiệp, Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào canh tác lúa gạo, nông dân phải đối mặt với nhiều yếu tố bất định do biến đổi khí hậu và sự thay đổi chính sách của chính phủ. Quá trình canh tác ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro vì thiếu nước, theo đó mở đường cho các giải pháp như Dự án tưới tiêu thông minh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thông qua việc sử dụng các cảm biến công nghệ cao và máy bơm nước (giúp cung cấp phản hồi thông tin theo thời gian thực trực tiếp tới điện thoại thông minh), nông dân có thể kiểm tra mực nước ngay lập tức và thử nghiệm các kỹ thuật để phân bổ nguồn tài nguyên.


Tương lai phía trước: Việt Nam đối mặt với suy thoái kinh tế trong nhiều thập kỷ. Do vậy, sự chuyển mình của đất nước chủ yếu nhờ vào sự phát triển công nghệ và tiện nghi hiện đại đã trở thành một câu chuyện đầy cảm hứng. Việt Nam đã đạt được bước tiến lớn trong cuộc chiến chống đói nghèo, với Chỉ số MPI đạt mức thấp 4% trong năm 2021. Tuy nhiên, dữ liệu mới đây từ đầu năm 2023 cho thấy tỷ lệ này sẽ tăng lên 9%. Dẫu vậy, Việt Nam có bề dày thành tích về những bước tiến đạt được trong 30 năm qua. Nỗ lực này đem lại hy vọng về những bước tiến không ngừng trong cuộc đấu tranh chống đói nghèo./.

 

Thoibaovietuc.com/Nguồn borgenproject.org, vna 

Copyright © 2022 Thời báo Việt Úc. All Rights Reserved

Mail
Zalo
Hotline

Hotline

SMS

Zalo Chat

Fanpage