Việt Nam đang đối phó như thế nào với tình trạng nợ bất động sản?

Thứ Ba, 20/05/2025

12:00 am(VN)

-

3:00 am(AU)

dropdown weather

Đang hiển thị

Thành phố khác

Rao vặt
VN EN

Việt Nam đang đối phó như thế nào với tình trạng nợ bất động sản?

26/10/2023

Theo trang bloomberg.com (Mỹ), thị trường bất động sản Việt Nam đã rơi vào khủng hoảng kể từ năm 2021, khi chiến dịch chống tham nhũng làm tê liệt lĩnh vực này. Dù tốc độ suy thoái đã chậm lại nhờ sự can thiệp của cơ quan quản lý nhưng vẫn có những chỉ dấu tiêu cực.


Công an đang điều tra các cáo buộc liên quan đến Tập đoàn đầu tư Novaland khiến tập đoàn này đang gặp khó khăn trong đàm phán với các chủ nợ về khoản trái phiếu trị giá 300 triệu USD. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo cuộc khủng hoảng có thể lan đến lĩnh vực ngân hàng. Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc điều hành Công ty đầu tư và kinh doanh dịch vụ bất động sản CBRE Việt Nam cho rằng: “Thị trường bất động sản ở Việt Nam vẫn cần phải vượt qua một số khó khăn thì mới có thể phát triển ổn định”.


Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản là chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào các quan chức chính phủ cấp cao và giám đốc điều hành, bao gồm cả lĩnh vực bất động sản, vốn chiếm khoảng 1/3 tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam.


Dù được coi là bước tiến nhằm đáp ứng các thông lệ quốc tế, nhưng cuộc chiến chống tham nhũng cũng khiến lĩnh vực bất động sản khó có thể tiếp cận thanh khoản. Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, tổng lượng phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ trong 9 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh ở mức 63% so với cùng kỳ năm 2021. Theo cơ quan xếp hạng Fiin Group, tính đến cuối tháng 6/2023, tổng giá trị trái phiếu đến hạn chưa được thanh toán bằng khoảng 27% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phi ngân hàng.


Nhà phân tích Chong Jun Wong của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s cho rằng, tính đến tháng 12/2022, các khoản cho vay trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng chiếm 13% tổng dư nợ của ngân hàng - tỷ lệ này lớn hơn so với ở Trung Quốc, nơi tỷ lệ đòn bẩy được sử dụng quá mức trên thị trường bất động sản. Các ngân hàng ở Việt Nam cũng nắm giữ lượng trái phiếu doanh nghiệp khá lớn và hãng Moody’s ước tính rằng một lượng lớn cổ phiếu đã được các công ty bất động sản phát hành.


Các nhà phân tích nói với Bloomberg rằng cần phải thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết tình hình. Một số giải pháp có lẽ sắp được triển khai. Chi phí đi vay dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong năm 2023 và Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú mới đây cho biết các nhà hoạch định chính sách sẽ yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay.


Bà Giang Huỳnh, Phó Giám đốc kiêm Trưởng Bộ phận nghiên cứu của Savills Việt Nam cho rằng: “Giai đoạn khó khăn nhất dường như đã qua. Các sáng kiến của chính phủ như nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất và tăng đầu tư công dự kiến sẽ mang lại kết quả tích cực bắt đầu từ năm 2024”./.

 

Thoibaovietuc.com/Nguồn bloomberg.com

Copyright © 2022 Thời báo Việt Úc. All Rights Reserved

Mail
Zalo
Hotline

Hotline

SMS

Zalo Chat

Fanpage