Phụ thuộc nhiên liệu nhập khẩu - thách thức an ninh quốc gia đối với Australia

Thứ Bảy, 17/05/2025

4:29 am(VN)

-

7:29 am(AU)

dropdown weather

Đang hiển thị

Thành phố khác

Rao vặt
VN EN

Phụ thuộc nhiên liệu nhập khẩu - thách thức an ninh quốc gia đối với Australia

18/06/2023

Theo trang mạng của Viện Lowy, Australia phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu tinh chế của mình, ở mức 91%. Điều đó tạo ra những thách thức về an ninh quốc gia - một mối lo ngại được xác định rõ ràng trong Đánh giá Chiến lược Quốc phòng (DSR) được công bố hồi tháng Tư vừa qua.

 

Vấn đề không chỉ giới hạn ở các nhiệm vụ quốc phòng cốt lõi như cung cấp năng lượng cho tàu chiến, xe tăng hoặc máy bay chiến đấu phản lực. Thách thức mở rộng sang cả lĩnh vực hàng không thương mại của Australia và nhiệm vụ to lớn mà ngành phải đối mặt để đáp ứng cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

 

Những thách thức này có vẻ khá khác biệt, và mỗi thách thức có thể được tiếp cận tách biệt với thách thức kia, với các khoản đầu tư song song được tính bằng hàng tỷ đô la. Ngoài ra, nếu Australia rút ra một bài học từ kinh nghiệm chính sách hỗn loạn của mình liên quan đến quá trình chuyển đổi trong lưới năng lượng, thì đó là các giải pháp trong toàn bộ hệ thống sẽ giúp tối đa hóa triển vọng của bất kỳ quá trình chuyển đổi lớn nào diễn ra theo cách kịp thời và hiệu quả hơn về chi phí.

 

Khả năng cung cấp Nhiên liệu Hàng không Bền vững (SAF) được sản xuất trong nước và giá cả phải chăng - cho dù là đáp ứng các yêu cầu của quốc phòng hay hàng không thương mại - là một mục tiêu cần được xử lý một cách toàn diện. Điều này tạo cơ hội để xem xét những cách suy nghĩ mới. DSR đã xác định rằng để tăng cường khả năng phòng thủ, Australia cần phải có khả năng phục hồi nhiên liệu trong nước cao hơn. Một giải pháp rõ ràng là xây dựng các cơ sở lưu trữ lớn hơn vốn vô tốn kém và đòi hỏi cách tiếp cận thận trọng để quản lý nguồn cung.

 

Trên toàn cầu và trong những thập kỷ tới, ngành hàng không sẽ ngày càng phụ thuộc vào SAF do lợi ích giảm phát thải trong vòng đời lên tới 80% so với nhiên liệu máy bay dựa trên hóa thạch. SAF cũng có thể được đưa vào cơ sở hạ tầng nhiên liệu sân bay hiện có, giúp tiết kiệm đáng kể. Lĩnh vực hàng không thương mại của Australia sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào SAF so với các quốc gia khác do tầm quan trọng của các chuyến bay đường dài.

 

Hiện tại, Australia không sản xuất SAF trong nước. Điều này có nguy cơ tạo ra lỗ hổng đối với nguồn cung và giá SAF toàn cầu cho đến khi một ngành công nghiệp trong nước xuất hiện và mở rộng quy mô, mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho khu vực. Tuy nhiên, các lộ trình sản xuất SAF hiện tại đắt hơn từ 2-5 lần so với nhiên liệu phản lực dựa trên hóa thạch. Với nhiên liệu chiếm khoảng 30% chi phí hoạt động của một hãng hàng không, tính kinh tế của mức giá cao như vậy là rất khó khăn.

 

Hiện tại, một số dự án SAF đang được thảo luận dựa trên tiềm năng nguyên liệu thô quan trọng có sẵn ở Australia, chẳng hạn như bã mía. Về lâu dài, tiềm năng năng lượng tái tạo dồi dào và hydro xanh của Australia cũng mang đến cơ hội sử dụng nhiên liệu điện hấp dẫn. Tuy nhiên, ngay bây giờ, hoạt động kinh doanh sản xuất SAF ở Australia mà có thể hướng tới tiêu dùng trong nước đơn giản là không thành công. Chính sách công hỗ trợ nhiên liệu carbon thấp sẽ rất quan trọng trong việc giúp khắc phục tình trạng khó khăn này.

 

Quan hệ đối tác công tư cũng vậy. Những người có đầu óc thương mại sẽ nhìn thấy cơ hội ở đây. Điều gì sẽ xảy ra nếu các yêu cầu về khả năng phục hồi nhiên liệu nâng cao của quốc phòng là cung cấp tín hiệu nhu cầu dài hạn để củng cố mong muốn của các nhà đầu tư ban đầu muốn xây dựng năng lực của SAF trong nước? Đồng thời, điều gì sẽ xảy ra nếu việc sản xuất SAF trong nước này được cung cấp hàng ngày cho lĩnh vực hàng không thương mại trong thời bình và ổn định của khu vực? Bằng cách bán lại sản phẩm của mình một cách hiệu quả, Bộ Quốc phòng có thể bù đắp rủi ro và chi phí đầu tư, đồng thời đảm bảo rằng họ sẽ có khả năng kêu gọi sản xuất có chủ quyền của mình nếu xảy ra trường hợp khẩn cấp quốc gia.            

 

Đặt thách thức này trong bối cảnh toàn cầu rộng lớn hơn có thể thấy Australia đã đi sau các quốc gia như Mỹ về sản xuất SAF. Theo Đạo luật ủy quyền quốc phòng Mỹ năm 2023, Bộ Quốc phòng Mỹ được yêu cầu sử dụng ít nhất 10% SAF vào năm 2028 (riêng Lực lượng Không quân Mỹ ước tính có nhu cầu năng lượng hoạt động là 46,2 triệu thùng nhiên liệu năm 2022). Ngoài ra, Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ đang hút vốn toàn cầu để hỗ trợ tăng trưởng đáng kể ở Mỹ trong SAF và sản xuất hydro xanh dựa trên nguyên liệu từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Australia. 

 

Có thể nói, Australia có cơ hội để khám phá các giải pháp song phương liên quan đến SAF theo Thỏa thuận Khí hậu, Khoáng sản Quan trọng và Năng lượng Sạch Australia-Mỹ được công bố gần đây. Hiệp ước đặc biệt nêu bật tham vọng song phương nhằm hỗ trợ mở rộng và đa dạng hóa các chuỗi cung ứng năng lượng sạch có trách nhiệm, bao gồm cả hydro sạch và các dẫn xuất của nó. Chính phủ liên bang sẽ thành lập một hội đồng nhiên liệu toàn chính phủ có nhiệm vụ cung cấp, phân phối và lưu trữ nhiên liệu quốc gia có khả năng phục hồi. Điều này bổ sung cho cam kết đã có từ trước của chính phủ về việc thành lập “Hội đồng Jet Zero” để giúp đẩy nhanh quá trình khử carbon trong lĩnh vực hàng không của Australia.

 

Sản xuất SAF trong nước sẽ là một phần quan trọng trong trọng tâm của hội đồng. Kết hợp với hệ sinh thái đầy tham vọng và đang mở rộng nhanh chóng liên quan đến quá trình chuyển đổi năng lượng, bao gồm cả đồng minh quốc phòng và công nghệ quan trọng nhất của Australia, rõ ràng đã đến lúc để Canberra theo đuổi các giải pháp kiên quyết và sáng tạo để đối phó với hai trong số những thách thức cấp bách hơn về an ninh nhiên liệu lỏng của Australia./.      

 

Thoibaovietuc.com/Nguồn TTXVN    

Copyright © 2022 Thời báo Việt Úc. All Rights Reserved

Mail
Zalo
Hotline

Hotline

SMS

Zalo Chat

Fanpage