Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong năm 2024

Thứ Sáu, 16/05/2025

8:57 pm(VN)

-

11:57 pm(AU)

dropdown weather

Đang hiển thị

Thành phố khác

Rao vặt
VN EN

Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong năm 2024

29/01/2024

Năm 2023, Việt Nam là quốc gia duy nhất đón cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden sang thăm. Năm 2023 được ghi dấu bằng việc Việt Nam nâng cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ, quốc gia cung cấp cho Việt Nam các tàu tuần duyên, lên ngang hàng với Trung Quốc và Nga.

 

Tờ The Economist ngày 25/1 đăng bài viết bình luận về tình hình Việt Nam. Bài báo viết: Hầu hết các nước châu Á nhìn vào sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc với thái độ lo lắng, nhưng Việt Nam lại nhìn thấy cơ hội. Đất nước 100 triệu dân thân thiện với cả hai siêu cường. Do có vị trí chiến lược ở biên giới phía Nam Trung Quốc và bờ biển dài 3.000km, cả hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc đều đang ve vãn Việt Nam.


Đây là một hành động cân bằng khéo léo, từ đó Việt Nam sẽ được lợi cả về mặt chính trị và kinh tế. Nỗ lực của Mỹ nhằm phân tách nền kinh tế của mình khỏi Trung Quốc đang khiến các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc chuyển một số hoạt động của họ sang nơi khác. Và Việt Nam đang được hưởng lợi nhiều hơn từ hình thức giảm thiểu rủi ro này (được gọi là “Trung Quốc +1”) hơn bất kỳ quốc gia châu Á nào khác.


Khát khao vốn đầu tư nước ngoài và chi phí lao động thấp khiến Việt Nam giống như Trung Quốc 20 năm trước - chỉ có điều ít mang tính bắt nạt hơn và ít ăn cắp sở hữu trí tuệ hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc khiến cho sự thay đổi này không giống một thách thức đối với gã khổng lồ châu Á mà là một kiểu quan hệ cùng thắng trong khu vực, một phần vì các nhà sản xuất có trụ sở tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào linh kiện Trung Quốc. Trong 3 quý đầu năm 2023, Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên tỷ trọng GDP gấp đôi so với Indonesia, Philippines hay Thái Lan. Các nước này nên học hỏi tấm gương của Việt Nam sau 40 năm mở cửa. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ mô hình tập thể chủ nghĩa vào giữa những năm 1980, thu nhập bình quân đầu người hàng năm kể từ đó đã tăng gấp 6 lần, thương mại và đầu tư tăng vọt. Ngay cả trước khi quan hệ Trung-Mỹ trở nên xấu đi, Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư do chi phí lao động ngày càng tăng của Trung Quốc. Nhiều công ty mới xuất hiện gần đây, bao gồm các thương hiệu lớn như Apple và Samsung,… đang giúp Việt Nam  leo lên vị trí cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Mỹ không còn là hàng dệt may mà là các sản phẩm công nghệ cao như iPhone. Đảng Cộng sản cầm quyền có tham vọng chính đáng là đưa Việt Nam trở thành một nước giàu vào năm 2045.


Tuy nhiên, điều đó không cho phép để xảy ra những sai lầm. Và có những rủi ro lớn đối với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Việt Nam. Lợi thế về địa chính trị của Việt Nam có thể không kéo dài - đặc biệt nếu Donald Trump trở lại nắm quyền và tìm cách xóa bỏ thâm hụt thương mại song phương của Mỹ với Việt Nam. Đường bờ biển của Việt Nam và vùng đồng bằng phía Nam dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Nhân khẩu học thuận lợi làm điểm tựa cho sự tăng trưởng của Việt Nam đang suy yếu. Trong hơn một thập kỷ nữa, dân số trong độ tuổi lao động được dự đoán sẽ bắt đầu giảm./.


Thoibaovietuc.com/Nguồn The Economist, vna

Copyright © 2022 Thời báo Việt Úc. All Rights Reserved

Mail
Zalo
Hotline

Hotline

SMS

Zalo Chat

Fanpage