Ngoại giao kinh tế: Ngân hàng Australia vật lộn với khó khăn khi rút khỏi thị trường châu Á

Thứ Sáu, 16/05/2025

6:46 am(VN)

-

9:46 am(AU)

dropdown weather

Đang hiển thị

Thành phố khác

Rao vặt
VN EN

Ngoại giao kinh tế: Ngân hàng Australia vật lộn với khó khăn khi rút khỏi thị trường châu Á

23/02/2023

Trang mạng The Interpreter vừa đăng bài viết đánh giá về sự suy giảm hoạt động ngân hàng Australia tại châu Á và những mối tương quan với chính sách đa dạng hóa đối tác thương mại của Australia hiện nay.

* Bức tranh ảm đạm

Việc ngân hàng Australia từ từ rút ra khỏi châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục diễn ra trong năm 2023 khi hai ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất trong khu vực đang nỗ lực rút lui trong một quá trình đầy khó khăn.

Ngân hàng Westpac đã bị Cơ quan tiền tệ Hong Kong (Trung Quốc) phạt vào tháng 1/2023 trong một cuộc điều tra liên quan đến rửa tiền kéo dài. Vụ việc này đã trì hoãn kế hoạch rời khỏi Trung Quốc trong hơn hai năm, nhưng giờ đây Westpac có thể tiếp tục thúc đẩy kế hoạch này. Ngân hàng Westpac đã đổi tên từ Ngân hàng New South Wales vào năm 1982 để thể hiện khát vọng của Tây Thái Bình Dương và thể hiện sự xuất hiện trong khu vực ở Fiji 115 năm trước.

Trong khi đó, ngân hàng ANZ đã giảm bớt hoạt động tại Myanmar một cách tế nhị trong bối cảnh đất nước này đang rơi vào tình trạng hỗn loạn. Đây là những chi nhánh cuối cùng của mạng lưới các công ty con và cổ phần thuộc các ngân hàng từng là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất của Australia từ Ấn Độ đến Fiji. Thông qua các ngân hàng tiền thân, ANZ đã tuyên bố “gốc gác” châu Á-Thái Bình Dương thậm chí còn lâu đời hơn so với Westpac.

Và Ngân hàng Quốc gia Australia được cho là đã lặng lẽ đóng cửa hoạt động tại Bắc Kinh sau khi trở thành ngân hàng Australia đầu tiên hiện diện tại Trung Quốc vào năm 1982 và chỉ được chấp thuận cho mở thêm văn phòng Bắc Kinh thứ hai vào năm 2021.

Việc rút lui này phản ánh các nguyên ngân khác khác nhau như lợi nhuận kém từ châu Á, các chiến lược mới định hướng trong nước, căng thẳng song phương với Trung Quốc và kế hoạch tập trung vào tài trợ thương mại hơn là đối mặt với khách hàng tại chỗ.

Nhưng điều đáng nói là quá trình này xảy ra khi Chính phủ Australia đang đặt ưu tiên cao hơn cho sự hiện diện đa dạng hơn của các doanh nghiệp Australia ở châu Á sau căng thẳng với Trung Quốc nhằm tránh những rủi ro của việc quá phụ thuộc vào một quốc gia về cả thương mại và đầu tư. 

Việc thúc đẩy đa dạng hóa sẽ được nhấn mạnh trong năm 2023 bởi chiến lược kinh tế cho Đông Nam Á do Đặc phái viên về Đông Nam Á Nicholas Moore đứng đầu, thích hợp trong bối cảnh hiện nay khi ông là cựu Giám đốc điều hành Ngân hàng Macquarie, một ngân hàng vẫn duy trì hoạt động kinh doanh đáng kể ở châu Á, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính cơ sở hạ tầng.

Hầu hết các ngân hàng lập luận rằng họ có thể cung cấp tài chính cho thương mại và đầu tư châu Á từ Australia hoặc các trung tâm khu vực như Singapore. Ngoài ra còn có một số ngân hàng tiên phong của châu Á như chi nhánh của ngân hàng Commonwealth ở Indonesia. ANZ đã cắt giảm chi nhánh trong khu vực từ 27.000 xuống còn 7.000 kể từ năm 2015 nhưng vẫn có sự hiện diện ở 18 nền kinh tế, mặc dù đã giải thể các công ty con hoạt động kém hiệu quả.

Tuy nhiên, đây sẽ là một vấn đề quan trọng cần giải quyết trong chính sách đa dạng hóa mới của Chính phủ Australia. Những bình luận gần đây của giám đốc điều hành ANZ Shayne Elliott trong một cuộc phỏng vấn của Australian Financial Review nghe có vẻ giống như những phát biểu được đưa ra khi các doanh nghiệp Australia rời khỏi châu Á sau cuộc khủng hoảng tài chính những năm 1990. Ông Elliot cho rằng: “Tham gia vào những thị trường này (thị trường châu Á) rất dễ, nhưng để rút ra thì cực kỳ khó. Bài học là chúng ta cần cân nhắc cẩn thận hơn về việc tham gia ngay từ đầu. Bạn có đầy những ý tưởng tích cực nhưng bạn không nghĩ về những gì có thể xảy ra”.

* Thay đổi “cây gậy”

Trong khi các ngân hàng giải quyết những khó khăn từ Myanmar đến Trung Quốc, dữ liệu của Ngân hàng Dự trữ Australia/Cơ quan Kiểm soát Tài chính Australia (RBA/APRA) cho thấy góc nhìn tổng quan về cách cũng như các địa điểm diễn ra các cuộc “tẩu thoát của ngân hàng”. Các số liệu cho thấy sự suy giảm tổng thể của ngân hàng Australia ở châu Á không nghiêm trọng như việc đóng cửa các chi nhánh ngân hàng.

Mức độ rủi ro của ngân hàng và các tập đoàn tài chính Australia đối với châu Á đạt đỉnh điểm vào năm 2019 chỉ dưới 216 tỷ AUD (149,1 tỷ USD), nhưng đã giảm xuống còn 189 tỷ AUD vào tháng 9/2022. Điều này cho thấy sự suy giảm là do đại dịch nhiều hơn là do quan hệ với Trung Quốc hoặc hoạt động tài chính kém nói chung.

Mặc dù đã có xu hướng giảm rõ ràng về mức độ hoạt động tại Trung Quốc kể từ năm 2014 khi căng thẳng song phương bắt đầu, nhưng điều này đã được bù đắp nhiều hơn bằng sự tăng trưởng mạnh tại Nhật Bản và duy trì quan hệ hợp tác với Singapore và Hong Kong khá ổn định.

Đầu tư vào Nhật Bản đã tăng gấp ba lần từ năm 2013 đến năm 2020 lên 76 tỷ AUD, nhưng đã giảm trong 2 năm qua, điều này có thể phản ánh sự suy giảm của đồng yen. Trong khi đó, mức độ hợp tác với Trung Quốc đã giảm gần 50% kể từ năm 2014 xuống còn 26 tỷ AUD vào năm 2022 do hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng đi cùng với cam kết chiến lược đã thay đổi của Australia với hai nền kinh tế lớn nhất châu Á này.

Những số liệu này đo lường rủi ro cuối cùng liên quan đến hoạt động cho vay của ngân hàng nằm ở đâu và do đó có thể không phải là thước đo về nơi hoạt động kinh doanh thực tế đang diễn ra. Ví dụ, Singapore và Hong Kong được phân loại là các trung tâm tài chính nước ngoài chứ không phải là một phần của khu vực địa lý châu Á-Thái Bình Dương và Nhật Bản được phân loại riêng là một nền kinh tế phát triển. Mức độ rủi ro ngân hàng rộng hơn nhiều so với việc chỉ cấp vốn cho thương mại và đầu tư dài hạn.

Nhưng với việc Nhật Bản, Singapore và Hong Kong được tái phân bổ đến châu Á-Thái Bình Dương cho mục đích phân tích này, dữ liệu dường như cho thấy hoạt động ngân hàng tương đối đa dạng. Trong khi Trung Quốc và Hong Kong chiếm gần 50% GDP danh nghĩa của châu Á, họ chỉ chiếm 25% rủi ro ngân hàng, giảm 10% so với con số 35% vào năm 2014. Nhật Bản, chiếm khoảng dưới 20% GDP, nhận được 28% sự chú ý từ các chủ ngân hàng.

Trong khi đó, phần còn lại của châu Á, với triển vọng đa dạng hóa lớn là Ấn Độ, Indonesia..., chiếm dưới 50% rủi ro ngân hàng trong khi chiếm dưới 40% GDP của khu vực. Singapore chiếm gần một nửa phần còn lại của châu Á.

Sự mất cân bằng ngân hàng đáng chú ý trong mối liên quan với những cam kết tăng cường hợp tác kinh tế của Australia với các nước láng giềng gần gũi và đang phát triển cũng giống như sự mất cân bằng trong thương mại và đầu tư. Khoảng 2/3 thương mại của Australia là với châu Á nhưng chỉ có khoảng 10% đầu tư ra bên ngoài, tùy thuộc vào loại hình đầu tư. Điều đó trái ngược với việc châu Á chiếm hơn 1/3 GDP danh nghĩa của thế giới và đang hướng tới 50% vào giữa thế kỷ.

Trong khi các ngân hàng Australia cam kết tiếp tục tài trợ tài chính thương mại đa dạng ở châu Á, nhưng đầu tư nước ngoài của các ngân hàng cũng chẳng khác gì đầu tư nước ngoài của Australia. Chỉ số rủi ro cuối cùng của châu Á chỉ chiếm khoảng 17% tổng rủi ro quốc tế của các ngân hàng.

* Tiến thoái lưỡng nan trong chiến lược đa dạng hóa

Việc hợp tác ngân hàng với từng quốc gia trong khu vực dường như cho thấy những khó khăn trong việc xây dựng hoạt động kinh doanh ngân hàng ở khu vực này trên thế giới và đa dạng hóa nguồn vốn.

Các ngân hàng có mức độ rủi ro cao hơn đối với các quốc đảo Thái Bình Dương so với các mục tiêu đa dạng hóa của Chính phủ Australia tăng trưởng cao hơn ở Đông Nam Á và Ấn Độ. Điều này xảy ra bất chấp việc Westpac và ANZ đã cắt giảm sự hiện diện ở phần lớn khu vực Tây Nam Thái Bình Dương trong những năm gần đây. 

Các công ty Australia có thể tìm thấy các nguồn tài chính có giá trị tốt hơn từ các ngân hàng không phải của Australia so với ở sân sau thực sự của Australia ở Thái Bình Dương.

Tại sao các tổ chức tài chính Australia lại chấp nhận rủi ro ở Quần đảo Marshall trị giá 1 tỷ AUD hoặc tương đương với rủi ro ở Philippines... Cũng có một số mức độ hoạt động đáng chú ý đối với Timor-Leste, Quần đảo Solomon và Campuchia trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, các ngân hàng dường như đã may mắn rút khỏi Myanmar trước cuộc đảo chính từ mức cao nhất là 165 triệu USD vào cuối năm 2017 xuống mức thấp hơn nhiều là 110 triệu USD khi quân đội nắm quyền. Con số đó đã giảm xuống còn 17,6 triệu đô la trong dữ liệu gần đây nhất trong năm 2021.

Điều khá kỳ lại là trong hoạt động của ngân hàng với các nền kinh tế Đông Nam Á lớn (ngoại trừ Singapore) dường như đang suy yếu, thì lại khá mạnh ở cả Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).

Và cuối cùng, trong khi ông Elliott và các đồng nghiệp không thích rủi ro ở châu Á bất chấp tuyên bố can dự của chính phủ, thì một số người khác vẫn mạo hiểm hơn. Sau nhiều năm không có hoạt động ngân hàng Australia nào được ghi nhận ở Triều Tiên, ba năm trước, một tổ chức tài chính (có thể không phải là các ngân hàng lớn, dữ liệu không cụ thể) đã chấp nhận rủi ro 9,5 triệu AUD để triển khai hoạt động ở đây và đến năm 2022, con số rủi ro là 19,3 triệu AUD./.

 

Thoibaovietuc.com/Nguồn vnanet.vn

Copyright © 2022 Thời báo Việt Úc. All Rights Reserved

Mail
Zalo
Hotline

Hotline

SMS

Zalo Chat

Fanpage